Độ sai lệch màu Delta E là gì?

Khi lựa chọn mua màn hình máy tính đồ họa – kỹ thuật có thể bạn đã từng nghe đến thuật ngữ Delta E (hay còn gọi là độ sai lệch màu Delta E). Vậy nó có tầm quan trọng và ảnh hưởng như thế nào đối với màn hình nói chung và màn hình đồ họa chuyên nghiệp nói riêng, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!

1) Độ sai lệch màu Delta E là gì?

Delta E (dE) là chỉ số đo lường khoảng cách giữa hai màu do Ủy ban Quốc tế về Chiếu sáng (Commission Internationale de l’Eclairage) sáng tạo ra nhằm xác định độ sai lệch của hai màu sắc trên màn hình để đánh giá mức độ tối ưu của màu sắc trên màn hình so với màu gốc. Phép đo này cung cấp thông tin chi tiết về độ chính xác của màu sắc trên màn hình các thiết bị như: PC, laptop, máy chiếu, máy in,…

Độ chênh lệch màu nhỏ nhất mà con người có thể nhìn thấy là 1.0 dE, sai số nhỏ hơn 1.0 dE thường được coi là không thể nhìn thấy nên khi lựa chọn các thiết bị công nghệ như màn hình, máy chiếu thì mức Delta E gần 0 nhất là lựa chọn tối ưu nhất dành cho người dùng.

Trên thang đo từ 0 đến 100 điểm (0 điểm tức không có sai lệch màu, 100 điểm tức sai lệch hoàn toàn) Delta E được chia làm các khoảng giá trị:

  • Delta E bé hơn hoặc bằng 1.0: Gần như giống hoàn toàn với màu gốc.
  • Delta E bé hơn hoặc bằng 1 – 2: Gần như giống với màu gốc tuy nhiên có thể quan sát được nếu nhìn kỹ
  • Delta E bé hơn hoặc bằng 2 – 10: Có thể dễ dàng nhận thấy khác biệt so với màu gốc.
  • Delta E bé hơn hoặc bằng 11 – 49: Gần giống với màu tương phản.
  • Delta E bé hơn hoặc bằng 50 – 100: Tương phản hoàn toàn với màu gốc.

2) Tầm quan trọng của Delta E trong đồ họa

Độ sai lệch này thường được các kỹ thuật viên đồ họa hay nhiếp ảnh gia chú ý đến do nó là tiêu chuẩn để xác định độ chính xác của màu sắc, dựa vào nó mà đánh giá khả năng hiển thị màu trên các thiết bị công nghệ, từ đó đưa ra quyết định có nên lựa chọn sản phẩm ấy hay không. Các chuyên gia cần đảm bảo rằng màu sắc họ nhìn thấy trên màn hình giống với thực tế nhất có thể để khi thực hiện một dự án trên nhiều màn hình mà không gặp phải bất kì sự cố sai lệch nào.

3) Tầm quan trọng của Delta E trong đồ họa

Độ sai lệch này thường được các kỹ thuật viên đồ họa hay nhiếp ảnh gia chú ý đến do nó là tiêu chuẩn để xác định độ chính xác của màu sắc, dựa vào nó mà đánh giá khả năng hiển thị màu trên các thiết bị công nghệ, từ đó đưa ra quyết định có nên lựa chọn sản phẩm ấy hay không. Các chuyên gia cần đảm bảo rằng màu sắc họ nhìn thấy trên màn hình giống với thực tế nhất có thể để khi thực hiện một dự án trên nhiều màn hình mà không gặp phải bất kì sự cố sai lệch nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *